Da thật tự nhiên là gì?
Hiện nay, trên thị trường đang tràn lan những mặt hàng da giả. Vậy làm thế nào để phân biệt da thật và da giả? Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản nhé.
Da bò thật tự nhiên chính là loại da bò có màu sắc nguyên bản. Nguyên nhân là vì loại da này hoàn toàn chưa qua xử lý. Lớp da bò tự nhiên này có độ dày và độ đàn hồi tốt. Vì có kết cấu chặt chẽ. Nên độ bền đẹp của loại da này cũng cực kỳ chắc chắn và tự nhiên. Trên bề mặt của lớp da bò tự nhiên sẽ có những đường gân máu. Các lỗ chân lông nhỏ được phân bố đều trên bề mặt da.
Da thật tự nhiên có những loại nào?
Da thật tự nhiên hiện nay đang được người dùng rất ưa chuộng. Bởi chúng có độ dày và độ bền bỉ cao. Chính vì sự ưa chuộng đó, nên thị trường sẽ có những phân loại da thật như sau.
- Da heo
Lỗ chân lông hiện ra trên bề mặt tròn và thô, hơi nghiêng, cứ ba lỗ chụm lại với nhau. Trên mặt thấy khá nhiều những hình tam giác nhỏ. Sờ tay vào thấy cứng, phẳng, rắn, thường dùng để làm giày dép da, vali và túi.
- Da bò/trâu:
Da bò, lỗ chân lông có hình tròn, thẳng, không khít lại với nhau và phân bố đều. Còn da trâu thì lỗ chân lông to hơn, số lỗ ít hơn, mềm nhão hơn da bò. Tuy nhiên, sẽ trông không được mịn và đẹp như da bò. Hai loại này thường được dùng làm giày, dép da.
- Da ngựa:
Lỗ chân lông có hình bầu dục, không rõ ràng, to hơn lỗ chân lông của da bò,. Sắp xếp có quy tắc, trên mặt xốp mềm, tối màu. Dùng để làm vali, túi.
- Da dê (sơn dương):
Trên mặt da có những đường vân hình vòng cung mà trên đó có 2 – 4 lỗ chân lông to. Xung quanh có những lỗ nhỏ. Mặt da trông mịn, thớ chặt, sờ vào thấy dẻo. Thường dùng để làm bao tay, túi xách, đồ mặc đi săn.
- Da cừu:
Mỏng, mềm, lỗ chân lông nhỏ li ti và có hình bầu dục. Cứ mấy lỗ kết hợp với nhau thành hàng dài, phân bố đều khắp. Thường dùng làm túi xách.
- Da cá sấu:
Khác hẳn với những loại da trên, da cá sấu gồ ghề. Bề mặt da có cấu tạo không đồng nhất. Mỗi phần da có một cấu trúc riêng biệt, đây chính là “giá trị vàng “của da cá sấu.
Loại da này thường được dùng làm các sản phẩm phụ kiện thời trang cao cấp như: Thắt lưng, ví nam, giày da…. Giá thành các sản phẩm làm từ loại da này rất cao. Do đó trên thị trường có rất nhiều hàng giả.
Da giả là gì?
Da thật tuy là phân khúc da tốt và cao cấp. Song, đi kèm vẫn là một số nhược điểm như giá thành cao. Quá trình gia công phức tạp, khó tìm kiếm.
Bởi những nguyên nhân đó nên các dòng da giả ra đời nhằm khắc phục các nhược điểm trên. Đồng thời những mặt hàng da giả cũng mang đến cho người dùng một chất lượng nhất định.
Những loại da giả đang có trên thị trường hiện nay
Hiện nay, trên thị trường đồ da có rất nhiều loại da giả khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là hai loại da nhân tạo PVC (Polyvinyl Clorua) và da PU (Polyurethane).
- Da tổng hợp PVC được sản xuất lần đầu tại Hoa Kỳ từ những năm 1940. Được sử dụng cho các sản phẩm như giày dép, nội thất ô tô và bọc ghế. Ưu điểm của loại da này là dễ làm sạch và bảo dưỡng. Tuy nhiên, da PVC dễ bị nứt nếu sử dụng lâu dài. Đồng thời chúng còn thải ra dioxin- hóa chất gây nguy hiểm khi bị cháy. Chính vì thế, những năm 1960-1970, da PVC ít được sử dụng hơn. Thay vào đó là sự xuất hiện của da PU.
- Vải da PU mềm hơn, linh hoạt hơn và thoáng khí hơn. Phù hợp để sử dụng trong lĩnh vực thời trang – may mặc. Điểm đặc biệt ở loại da này đó là sự bền màu khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng. Đây cũng là lí do da PU được gọi là da giả cao cấp.
Cách phân biệt da thật với giả da
Khi bắt đầu bất kì lĩnh vực nào, bạn nên nắm được kiến thức cơ bản để hiểu hơn về nó. Và tương tự, đồ da cũng vậy. Để tránh việc bạn mua nhầm da giả hoặc da công nghiệp. Chúng tôi sẽ đưa ra một số cách giúp bạn có thể phân biệt da thật và da giả dưới đây.
Với simili, bạn có thể dễ dàng nhận biết bởi chất liệu này giá rẻ, cứng. Loại da này được phủ một lớp polyeste trên bề mặt nên rất bóng. Thường được may và bày bán rất nhiều ngoài chợ. Nhưng với da PU, bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn hơn. Bởi da PU gần như giống với da thật. Nhưng da PU dù là loại da giả cao cấp thì vẫn có nhược điểm. Đó là sẽ bong tróc theo thời gian. Lí do là vì thành phần loại da này là dạng hợp chất tổng hợp nhân tạo.
Kiểm tra bằng mắt thường
Khi dùng mắt thường nhìn vào các miếng da thật. Bạn sẽ quan sát được bề mặt của da hơi ráp. Các đường vân trên da rất tự nhiên. Ngoài ra bạn sẽ thấy các vết lồi lõm. Các vết này xuất hiện tùy theo kỹ thuật gia công. Điều này làm cho bề mặt da có độ phẳng, mềm.
Tuy nhiên, khi nhìn kỹ trên bề mặt da thật sẽ thấy những lỗ chân lông nhỏ. Bề mặt da sẽ có những dấu vết gồ ghề tương đối nhưng lại không có vết nứt hoặc rạn. Còn bề mặt chất liệu da giả thường sẽ láng, trơn tru và bằng phẳng. Do được sản xuất công nghiệp và phủ nhựa.
Ngửi mùi da
Để phân biệt da thật và da giả bằng cách ngửi, bạn sẽ có thể cảm nhận được tức thì. Bởi da thật sẽ có mùi đặc trưng riêng của nó. Còn da công nghiệp thì được pha chế nên bạn có thể phát hiện được ngay.
Da thật có mùi ngai ngái. Còn da giả thì có mùi ni lông hoặc có mùi của chất hóa học. Cảm giác giống mùi nhựa, mùi sơn, xăng thơm.
Hơ lửa hoặc đốt bề mặt da
Khi hơ lửa sản phẩm da: Nếu là da thật miếng da bị cháy xém và có mùi khét của hợp chất hữu cơ (mùi giống thịt nướng ), còn giả da thì vón cục có mùi khét giống như đốt túi nilon.
Đổ nước lên da
Nhỏ một vài giọt nước lên bề mặt da. Sau khi quan sát một vài phút trên da thật. Bạn sẽ thấy vệt nước lan rộng ra, thấm vào da vì da thật luôn hấp thu độ ẩm. Còn simili sẽ không thấm nước.
Ấn, sờ sản phẩm bằng tay
Dùng ngón cái và ấn mạnh lên bề mặt sản phẩm. Nếu là da thật, sẽ để lại vết lõm xung quanh ngón tay cái của bạn. Khi bạn bỏ tay ra, vết lõm sẽ mất đi chứng tỏ độ đàn hồi của bề mặt da thật. Còn với da giả, các loại da tổng hợp sẽ không thể có được độ đàn hồi này.
Qua 5 cách phân biệt da thật và da giả trên. Chắc chắn bạn sẽ chọn được cho mình một sản phẩm bằng da ưng ý. Mà không lo mua nhầm phải da giả không chất lượng.
Tham khảo thêm tại: https://tamashi.com.vn/c/do-nam/